Trường THCS Bình Khê tổ chức hoạt động trải nghiệm "gói bánh chưng xanh, trao tặng yêu thương"

Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng, từ miền ngược đến miền xuôi lại nô nức, hồ hởi mua lá dong, xay đỗ, ngâm gạo gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên cũng là để thưởng thức hương vị đặc biệt cổ truyên của dân tộc. Trong không khí ấy, được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo Đông Triều, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các thầy, các cô các bậc phụ huynh và các em học sinh. Sáng ngày 07/02/2018,Trường THCS Bình Khê tổ chức hoạt động trải nghiệm "gói bánh chưng xanh, trao tặng yêu thương"

    Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong ngày tết cổ truyền, người ta có thể thiếu thứ này, thứ khác…. nhưng không nhà nào là không có dăm ba chiếc bánh chưng. Các em tìm hiểu về bánh, tâp gói, rồi nay thi gói bánh là nhằm lưu giữ lại lâu dài một đặc sản quý giá nhất từ mấy ngàn năm nay được làm từ những thứ bình thường nhưng có hương vị khác thường còn hơn cả Sơn hào, hải vị…. mà ngay cả Vua Hùng thứ 6 cũng rất ưa thích nhất. Thông qua việc gói bánh chưng, các em hiểu được ý nghĩa tượng trưng của hình dáng, các nguyên liệu tạo nên chiếc bánh này mà từ đó hiểu được ý nghĩa sâu xa truyền thống đạo đức của dân tộc. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất theo quan niệm của người xưa là " Trời tròn, đất vuông". Bánh gói bằng gạo nếp mà "của quý nhất trên trần gian không gì quý bằng gạo" vì gạo là thứ nuôi sống con người. Bánh lại có lá bọc ngoài tượng trưng cho màu xanh của núi rừng, có nhân bên trong gồm thịt và đỗ là sản vật do con người nuôi trồng mà có. Nó còn tượng trưng cho cha mẹ sinh thành, yêu thương, đùm bọc con cái.

Toàn cảnh ngày hội.

                    Quang cảnh của phần thi gói bánh chưng.

                              Sản phẩm của các lớp

     Chiếc bánh tuy nhỏ nhưng chứa đựng một ý nghĩa về đạo đức sâu xa đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, dâng lên tổ tiên, ông bà những vật phẩm quý giá nhất, coi tổ tiên, ông bà, cha mẹ như trời với đất.
     Qua đó, các em càng thấy tự hào về một sản vật độc đáo, một hương vị đậm đà mang bản sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam mà chúng ta phải gìn giữ.
     Từ bàn tay khéo léo của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh – những nghệ nhân nhỏ tuổi đã làm nên những sản phẩm mang đậm nghĩa tình và là món quà chan chứa yêu thương trao tặng cho các bạn học sinh nghèo trong trường nhân dịp đón Tết cổ truyền. Đó cũng là truyền thống biết chia ngọt, sẻ bùi của dân tộc ta.

      Vui ngày hội, đón xuân Mậu Tuất 2018, tập thể CBGV và Ban đại diện CMHS nhà trường đã trao 32 phần quà ý nghĩa cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm đó càng ý nghĩa hơn trong dịp Tết đến xuân về. Đây cũng là sự động viên kịp thời với các em, đồng thời giáo dục cho học sinh một cách sâu sắc hơn về truyền thống thương thân tương ái.

Cô Lê Thị Kim Oanh-Hiệu trưởng nhà trường trao quà tết các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường.

    "Tiết học lớn" này cũng đem lại những bài học quý, những trải nghiệm thú vị, sâu sắc cho không chỉ các em học sinh mà còn cho cả các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh, giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp, tăng thêm sự gắn kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Thành công của ngày hội là sự động viên rất lớn đối với tập thể sư phạm của nhà trường để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học.

 

                                                                                                       Quang Hưng


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất